Những ngôi đền đẹp ở Lào Cai có lịch sử lâu đời
1. Đền Thượng
Đền Thượng là một trong những ngôi đền đẹp ở Lào Cai, nằm tại Phường Lào Cai gần trung tâm thành phố. Đây là ngôi đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – một trong những vị anh hùng có công lớn của dân tộc. Chính xác thì đền nằm trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh cao 1200 mét.
Công trình này xây dựng theo lối kiến trúc cổ đậm chất phong thủy, gồm 7 gian thờ chính. Du khách đến đây được chiêm ngưỡng một ngôi đền mang vẻ đẹp xưa cũ, uy nghiêm và tráng lệ. Các gian thờ lần lượt là nơi thờ phụng Đức Thánh Trần, Phật Thích Ca, Tam tòa Thánh Mẫu,…
Trong khuôn viên đền thượng Lào Cai còn có cây đa 300 năm tuổi cao lớn, tán lá che rợp một khoảng sân. Đến viếng đền Thượng, du khách vừa bày tỏ lòng biết ơn đến Đức Thánh Trần, vừa tìm cho mình những khoảng lặng bình yên. Vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, nơi đây tổ chức lễ hội Đền Thượng thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
2. Đền Đôi Cô
Một trong những ngôi đền đẹp ở Lào Cai nổi tiếng linh thiêng nhất chính là đền Đôi Cô nằm ở thôn Chiềng On, xã Cam Đường, thị xã Lào Cai. Đây là đền thờ hai cô gái từng làm “điệp viên bán vải” để dò la tin tức của giặc Thanh và giúp đỡ dân ta. Chẳng may hai cô bị phát hiện và giết chết nên dân làng Chiềng đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của hai cô.
Ngày nay, đền Đôi Cô đã thuộc quần thể di tích văn hóa cấp tỉnh, là địa điểm du lịch tâm linh linh thiêng của người dân bản địa. Du khách thường đến đền đề cầu hai cô phù hộ bình an và làm ăn phát đạt. Vào các dịp lễ ngày 13/9 âm lịch hay mùng 10 tháng Giêng âm lịch, du khách về viếng đền rất đông.
4. Đền Mẫu
Du dịp lịch Lào Cai, bạn nhớ thăm Đền Mẫu nằm tại cột mốc biên giới Việt – Trung số 102. Đây là ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh công chúa đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoa cấp Quốc gia. Thánh Mẫu là người có công lớn trong việc giúp thiên hạ thái bình, là người có đức, hiếu và nghĩa nên được xem là 1 trong 4 vị thánh bất tử.
Đền Mẫu được xây dựng cách đây 300 năm và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Công trình có tổng cộng 9 gian thờ, xây dựng khang trang. Bên trong đền là lối kiến trúc sơn son thếp vàng cùng những chi tiết chạm trổ tinh xảo và đẹp mắt. Mỗi khu vực thờ phụng trong đền đều rất trang nghiêm.
Với vị trí nằm gần biên giới, ngôi đền này là nơi dừng chân của nhiều khách thập phương và cư dân bản địa khi có dịp đi ngang qua. Ngay trong khuôn viên đền còn có cột mốc biên giới 102 biểu tượng đánh dấu cho lãnh thổ của nước ta và nước bạn. Đến thăm đền Mẫu, du khách nhớ check in cột mốc này.
4. Đền Bảo Hà
Đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy” (cùng Đền Cô Tân An) từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh mỗi năm trong hành trình “Du lịch về cội nguồn” nhất là dịp đầu xuân mới. Đền Bảo Hà là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được Nhà nước xếp hạng vào tháng 11/1997. Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về hướng Nam, từ ga Bảo Yên đi xuống khoảng 1km, trong không gian hùng vĩ, thơ mộng bên dòng sông Hồng cuộn chảy, dưới chân núi Cấm, đền Bảo Hà sẽ dần hiện ra trước mắt du khách trong phảng phất khói nhang huyền ảo. Đền Bảo Hà thường có 4 dịp lễ thu hút nhiều du khách trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25 tháng 5 Âm lịch), ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17 tháng 7 Âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên). Đền Bảo Hà tọa lạc dưới chân đồi Cấm, bên tả ngạn sông Hồng thuộc địa phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
4. Đền Cô Tân An
Đền Cô Tân An – Di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Cô Tân An, thuộc xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (còn gọi là Đền Cô Bé Thượng Ngàn), được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia. Là nơi thờ tự một nữ chúa Thượng Ngàn có tên Nguyễn Hoàng Bà Xa, đã có công chinh phạt giặc ác, giữ yên bờ cõi, được cư dân vùng Bảo Hà và Khau Ban (địa danh Văn Bàn cổ xưa) suy tôn là vị Thánh Mẫu.
4. Quần thể văn hóa tâm linh Fanshipan
Trải dài từ độ cao 2.900 m cho đến khu vực đỉnh Fansipan, quần thể tâm linh Fansipan gồm 12 công trình kiến trúc văn hoá mang dáng dấp của những ngôi chùa Việt cổ xưa từ thế kỷ 15, 16. Tất cả các công trình đều được kiến tạo kỳ công từ các vật liệu tự nhiên như gỗ tứ thiết, đá xanh nguyên khối, đất nung phủ men…, có kích thước hạn chế, bám theo thế đất, tựa vào non cao, như thể đã “mọc” ra từ đá núi cả trăm năm trước.